Vì sao Jack Ma đến Việt Nam?

Khá dễ hiểu từ phía nước chủ nhà, chính phủ VN muốn tìm một đối tác mới để đối trọng với những gã không lồ khó bảo là Facebook và Google.
Về phía người dân, bên cạnh sự dè dặt quen thuộc đối với người hàng xóm đầy âm mưu thì vẫn có một sự hân hoan không nói ra khác từ nhiều người.Cái này khá tinh tế và ẩn giấu.
Tôi xin bắt đầu từ một ví dụ sai nhưng lại có kết luận đúng là người thanh niên đến từ TP.HCM quỳ lạy và hô vang tên Jack Ma.
Nhiều ý kiến chung cho là đây chỉ là chuyện cá nhân đơn lẻ, thậm chí là chiêu trò PR không thể đại diện cho cái chung, cho những người trẻ VN.
Dạ thưa, đây là một cuộc chơi lớn, không dành cho những người ngây thơ và tư duy đơn giản.
Chuyên gia Phạm Ngọc Hưng nêu : “Mặc dù nhiều người cho rằng chàng thanh niên quỳ lạy Jack Ma chỉ là cá biệt, không đại diện cho thế hệ của anh, nhưng tôi cho rằng hành động ấy có tính biểu tượng cao.
Nó biểu kiến cho tâm thế nhược tiểu có sẵn trong kinh doanh công nghệ: ít vốn, thiếu năng lực, thiếu ý tưởng… mà đơn cử là FPT đi làm nhà đất, Bphone bê nguyên con từ Trung Quốc.
Nó cũng biểu kiến cho tâm thế cầu may, sẵn sàng bỏ sức sao chép start-up nuôi lớn để gả TQ, mà VNG và Lazada là những tấm gương sáng ngời.
Thế nhưng cái quỳ lạy ấy không chỉ nói về giới kinh doanh.
Mấy hôm trước, Alipay đã giành được hợp đồng đối tác chiến lược với NAPAS về Fintech Payment, mở ra khả năng Alibaba độc quyền thanh toán online.
Điều đó có nghĩa là dòng tiền ra vào Việt Nam, có thế cả nội địa nữa, đều chảy qua Alipay.
Đấy là chưa kể Alibaba đã nắm Lazada, web bán lẻ trực tuyến lớn nhất, và qua đó đẩy hàng TQ giá rẻ vào thị trường nội địa.
Đấy là những viễn cảnh mà tôi tin chắc rằng dăm năm nữa nhìn lại, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng hành động quỳ lạy của chàng thanh niên không phải là vô cớ.
Lúc ấy, nếu có thắc mắc, thì chỉ là “cú liếm giày có thật hay không?”. (hết trích dẫn)
Tôi nghĩ mình phải thuyết phục thêm anh, chị từ phía phân tích chính Jack Ma.Nhà tỉ phú nhận ra rằng việc kinh doanh không còn có thể chỉ dựa vào chính phủ TQ như trước kia vì cuộc chơi đã thay đổi.
Mười năm trước ông đã đến VN nhưng chuyến đi đó không mấy mặn nồng kể cả từ phía VN lẫn cái đầu đầy toan tính của một doanh nghiệp TQ lõi đời.Nhưng mọi việc đều thay đổi, Jack Ma đã nhìn thấy cơ hội từ những thông tin tình báo kinh tế và cái nhìn trực diện của ông trên đường phố VN.Những chàng trai cô gái trẻ cầm Smart phone
Jack Ma nói qua hơn 10 năm, Việt Nam phát triển rất nhanh.

                            

Jack Ma nhắc lại, tại cuộc gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Davos (Thụy Sỹ) vào đầu năm nay, Thủ tướng có đề nghị ông chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp với thanh niên Việt Nam .
“Trong 2 ngày ở Hà Nội, tôi cảm nhận Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển thương mại điện tử và khoa học công nghệ. Tôi cho rằng chỉ có phát triển khoa học công nghệ, internet, thương mại điện tử mới đẩy mạnh phát triển kinh tế”, tỷ phú Jack Ma nói và bày tỏ quan tâm đến quyết định mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, với các mục tiêu 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm.
Nhưng nếu chỉ vậy cũng chưa thúc đẩy Jack Ma “ba chân bốn cẳng” chạy đến VN trong điều kiện môi trường mạng đã bị Facebook, Google thâu tóm, việc triển khai mới sẽ khó khăn và cạnh tranh quyết liệt.
Đó là thị trường TQ đã trở nên khó khăn hơn với Jack Ma và chính ông cũng có nguy cơ bị những gã khổng lồ khác thâu tóm và sự thật thì việc đó đã diễn ra.
Soft Bank của Japan nắm 30% cổ phần Alibaba , Yahoo 15 % JackMa nắm 7% và 2,5 % của Joshep Tsai ( Executive Vice Chairman) coi như gần 50% cổ phần còn lại nằm trong tay giới đầu tư ở Newyork. Founder của UBER, Starbucks coffee còn bị cổ đông bỏ phiếu truất quyền CEO khi tình hình điều hành công ty tồi tệ, đó là lí do Jack Ma phải tức tốc đến VN không với thái độ trịch thượng thường khi mà cực kỳ khiêm tốn.

Theo Hoàng Linh